Bệnh bạch biến là chứng bệnh về da phổ biến, liên quan đến sắc tố, dễ chẩn đoán, nhưng lại rất khó điều trị dứt điểm, khiến người bệnh gặp nhiều rắc rối, ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy phương pháp nào điều trị bạch biến tận gốc?

Bệnh bạch biến là gì?

Bệnh bạch biến là một chứng bệnh mất sắc tố ở da, lông hay tóc do các tế bào sắc tố bị mất chức năng tạo ra sắc tố dẫn đến các biểu hiện tổn thương da như mất mảng sắc tố, dát…v.v.

Bạch biến có thể kết hợp với một số bệnh khác như đái đường, bệnh của chất tạo keo, các bệnh ác tính, thiếu máu kéo dài, bệnh tuyến giáp, xơ gan…v.v.

Tỷ lệ mắc bệnh bạch biến chiếm khoảng 1-2% dân số toàn tế giới, chủ yếu là bệnh dưới thể Non-segmental. Bệnh có ở mọi lứa tuổi tuy nhiên, thường gặp nhất ở người trẻ nhỏ.

Cơ chế hình thành bệnh bạch biến rất phức tạp, hiện tại chưa được biết một cách tường tận, nhưng theo các nghiên cứu bệnh có liên quan mật thiết đến các yếu tố thần kinh – thể dịch, các tác nhân hóa chất và cơ chế rối loạn miễn dịch.

Bệnh bạch biến chủ yếu ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh chứ không đe dọa và ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe bệnh nhân.

Biểu hiện của bệnh bạch biến

Nguyên nhân gây bệnh bạch biến

Theo các bác sĩ phòng khám đa khoa Đông Phương, hiện nay, nguyên nhân gây bệnh bạch biến chính xác vẫn chưa được biết rõ. Thông thường người bệnh thường mắc bệnh trước 20 tuổi và bệnh ảnh hưởng đồng đều tới cả hai giới. Bệnh bạch biến có thể di truyền vì thế những trẻ em có cha và mẹ bị bạch biến thì chúng sẽ có khuynh hướng nhiễm bạch biến nhiều hơn. Thực tế có khoảng 30% bệnh nhân bạch biến có người thân cũng bị bạch biến.

Dưới đây là một số yếu tố mật thiết được coi là nguyên nhân gây bệnh bạch biến, khiến bệnh phát triển ngày càng nặng hơn:

 Bị bệnh hạch biến do di truyền: Theo quan sát lâm sàng, các chuyên gia phát hiện người mắc bạch biến do di truyền chiếm tỉ lệ rất cao, chứng tỏ bạch biến có khả năng di truyền lớn.

– Do tinh thần: Khi tinh thần chịu căng thẳng, cơ thể sẽ tiêu hao một lượng lớn hoocmon ở tuyến thượng thận, ảnh hưởng trực tiếp đến tổ hợp hắc tố, vùng da thương tổn và các tổ chức da bình thường lân cận xuất hiện sự gia tăng neuropeptide, hình thành nên ban trắng, là nguyên nhân gây bệnh bạch biến.

– Miễn dịch cơ thể: Người bệnh bị bạch biến thường kèm theo một số bệnh về miễn dịch, những người mắc bệnh về miễn dịch sẽ mắc bệnh bạch biến cao hơn so với những người bình thường.

– Thiếu nguyên tố vi lượng: Các nguyên tố vi lượng như kẽm, selen, đồng, iot tham gia trực tiếp vào việc hình thành nên các tế bào hắc tố, bảo vệ tế bào hắc tố không bị tổn hại bởi các độc tố kim loại nặng.

– Phá hủy tế bào hắc tố: Bệnh bạch biến thường phát triển ở vùng da bị lộ hoặc có sắc tố đậm, bệnh cơ bản là tế bào hắc tố biểu mô bị mất đi 1 phần hoặc toàn bộ các chức năng.

– Lây nhiễm: Các chất thải, thuốc hóa học trong công nghiệp, nông nghiệp, hoocmon trong thịt gia cầm, gia súc cũng là nguyên nhân gây bệnh bạch biến.

Ngoài ra, một số yếu tố khác như ngoại thương, phơi dưới ánh nắng và dùng thuốc có tính ứng động ánh sáng cũng có thể dẫn đến bệnh bạch biến.

Nguyên nhân gây bệnh bạch biến

Triệu chứng bệnh bạch biến

Các triệu chứng bệnh bạch biến chính chỉ xuất hiện ở ngoài da. Thương tổn da là các đốm da mất sắc tố, có màu trắng, kích thước của các đốm này cũng thay đổi từ nhỏ đến lớn. Đốm mất sắc tố thông thường có hình tròn không đều, đôi khi nó cũng không có hình dạng gì cả.

Triệu chứng bệnh bạch biến thể hiện ở bề mặt da trơn láng, không sưng, toàn bộ lông trên vùng da bệnh cũng bị bạc trắng theo. Màu trắng của da bệnh có khi đồng nhất nhưng cũng đôi khi loang lổ, chỗ da trắng lẫn với màu da thường. Đốm bệnh có giới hạn rõ ràng với da lành và những vùng da lành quanh đốm bệnh sẽ đậm màu hơn da thường. Có một số trường hợp đốm da mất sắc tố lan ra khắp người của bệnh nhân, da, tóc, lông, toàn thân là một màu trắng.

Vị trí thường gặp nhất của bệnh là mặt, mặt lưng bàn tay, phần trên của ngực, nách, háng, mắt, mũi, tai, núm vú, rốn, quanh miệng, các cơ quan sinh dục ngoài. Các tổn thương da cũng thường có khuynh hướng phát triển tại vùng da bị chấn thương và bỏng.

Diễn tiến của triệu chứng bệnh bạch biến thường khó biết trước. Các đốm trắng có thể tồn tại trong thời gian dài không có thay đổi gì, cũng có thể lan rộng từ từ ra các vùng da lân cận, hoặc tự thu nhỏ lại. Theo thống kê, khoảng 15-25% trường hợp bệnh có thể tự lành, nhưng đa số trường hợp bệnh sẽ kéo dài có khi suốt đời, ngoài ra không có thêm biến chứng gì khác. Tuy ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ nhưng bệnh không tác động xấu đến sức khỏe chung của người bệnh.

Triệu chứng bệnh bạch biến

Bệnh bạch biến có lây không?

Những người bị bệnh bạch biến nếu không được chữa trị kịp thời sẽ lan rộng ra khắp cơ thể, song bệnh không lây từ người bệnh sang những người lành, chính vì thế không nên có sự kỳ thị với người bệnh mà làm cho người bệnh căng thẳng và mệt mỏi hơn.

Bệnh bạch biến có tính chất di truyền cao, khoảng 30% người bệnh có người thân trong gia đình cũng bị bệnh bạch biến.

Nếu không may mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân không nên quá căng thẳng và sợ hãi mà khiến cho bệnh thêm nặng hơn. Người bệnh nên đến các bệnh viện, phòng khám y tế chuyên khoa có uy tín để được thăm khám, kiểm tra và chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó đưa ra các phác đồ điều trị bệnh phù hợp, hiệu quả nhất.

Vì bệnh bạch biến không lây truyền từ người bệnh sang người lành do đó, những người xung quanh hay bạn bè không nên sợ hãi mà hắt hủi, xa lánh người bệnh. Nên động viên tinh thần để người bệnh vững tin hơn vào quá trình chữa trị.

Bạch biến có chữa được không

Bệnh bạch biến là chứng bệnh rất khó điều trị, đã có nhiều phương pháp điều trị được áp dụng, tuy nhiên không phải phương pháp nào cũng có hiệu quả, giúp người bệnh chữa khỏi bệnh được. Người bệnh có thể sử dụng một số phương pháp điều trị như dùng thuốc đặc trị, phẫu thuật cấy tế bào hắc tố, điều trị quang học,…v.v. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp nào còn phải dựa vào tình trạng bệnh cụ thể của từng người bệnh, từ đó các bác sĩ mới đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp nhất với mỗi người bệnh.

Điều trị bệnh bạch biến đòi hỏi phải thực hiện trong thời gian dài bởi quá trình điều trị căn bệnh này rất khó khăn, do đó người bệnh cần kiên nhẫn thực hiện điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế căng thẳng và suy nghĩ quá nhiều khiến cho tâm trạng không tốt, từ đó kéo dài thời gian chữa trị, làm cho bệnh dễ tái phát hơn.

Cách chữa bệnh bạch biến

Một số cách điều trị bệnh bạch biến phổ biến được các chuyên gia đánh gia cao, có kết quả điều trị tốt, tỷ lệ chữa khỏi bệnh thành công cao, đó là:

Cách chữa bệnh bạch biến bằng tia quang học

Điều trị bệnh bạch biến bằng tia quang học Excimer 311nm-UVB là một trong những phương pháp phổ biến, được nhiều chuyên gia áp dụng trong việc chữa bệnh bạch biến. Tia quang học Excimer 311nm- UVB là lựa chọn hàng đầu sử dụng trong điều trị bạch biến thể tại chỗ , có diện tích khoảng từ 20-30%, được dùng kích thích tế bào melamin sắc tố da phục hồi, giúp phục hồi dần các vùng da đã mất sắc tố trước đó.

Cách điều trị bệnh bạch biến bằng quang học

Điều trị bạch biến bằng biện pháp di điện thuốc: Di điện thuốc hay còn gọi là điện phân thuốc, dùng dòng điện một chiều để đẩy những ion trong dung dịch thuốc có công dụng tốt, phân ly thành những ion đi vào vùng da của cơ thể, và lấy lại những ion có hại ra bên ngoài cơ thể.

Nguyên lý của phương pháp này như sau: các ion cùng dấu sẽ đẩy nhau, ngược lại trái dấu sẽ hút nhau. Tác dụng điện sẽ  kích thích vào vị trí bị bệnh, kích thích hệ thống thần kinh sinh sản ra các sắc tố của vùng bị bệnh bạch biến, khôi phục các chức năng bình thường của hệ thống miễn dịch. Cách điều trị bệnh bạch biến này chỉ thẩm thấu qua da nên không cần phải uống thuốc.

Chữa trị bằng phương pháp cấy tế bào da: Cách điều trị này sẽ cắt bỏ vùng da bị tổn thương bằng cách ghép tế bào da liễu, bác sĩ thực hiện sẽ lấy một vùng da  khỏe mạnh trên chính cơ thể người bệnh như ở vùng bụng, vùng gần tứ chi (bẹn, bắp tay,..) sau đó đưa vào trong máy nuôi cấy tế bào, với khoảng thời gian từ 20-30 phút, rồi dùng chúng ghép vào vùng da bị thương tổn do bệnh bạch biến. Đây là cách chữa bệnh bạch biến hiện đại, mang lại hiệu quả cao, đòi hỏi phải được thực hiện tại các cơ sở y tế tiên tiến, có đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

Thuốc điều trị bệnh bạch biến

Thuốc chữa bệnh bạch biến cũng là phương pháp được nhiều người sử dụng khi bệnh còn ở giai đoạn nhẹ.

– Thuốc điều trị bệnh bạch biến Đông y: Một số bài thuốc chữa bệnh bạch biến bằng Đông y hiệu quả như:

Hạt tiêu: Xay nhỏ hạt tiêu, trộn đều với rượu hoặc cồn , ngâm trong bình khoảng 3-4 ngày sau đó bỏ ra vắt kiệt lấy nước trộn cùng thuốc để trong nửa ngày, rồi sau đó bôi lên chỗ bị bệnh khoảng 2-3 lần/ ngày.

Hạnh nhân: Giã nhỏ quả hạnh nhân, bôi vào vùng da bị bệnh ngày 2-3 lần.

+ Ngoài ra có thể dùng một số vị thuốc khác để chữa bệnh bạch biến như nhị tử thang, phòng phong, khô phàn. Nhưng khi sử dụng thuốc điều trị bệnh bạch biến thì bạn nên có sự hướng dẫn của bác sĩ để có hiệu quả chữa bạch biến mang lại hiệu quả nhất.

Thuốc điều trị bệnh bạch biến Tây y

Thông thường chữa bệnh bạch biến được sử dụng dưới 2 dạng là tại chỗ và toàn thân.

– Điều trị tại chỗ thường được áp dụng trong các trường hợp vùng da bị bệnh nhỏ, diện tích bị bệnh chiếm khoảng 20-30% tổng diện tích cơ thể. Thông thường người bệnh sẽ được chỉ định dùng một số loại thuốc sau:

+ Corticosteroids có công dụng chống viêm, giúp giảm hiện tượng mất sắc tế bào sắc tố da.

+ Meladinine dùng chấm vào vùng da bị bệnh bạch biến.

Thuốc điều hòa miễn dịch Tacrolimus hay một số loại thuốc khác như 5-Fluorouracil, prostaglandin, cũng có công dụng tốt trong cách chữa bệnh bạch biến.

Nếu liệu pháp điều trị tại chỗ không thành công, người bệnh sẽ chuyển sang dùng liệu pháp toàn thân.

Trường hợp người bệnh có nhiều đốm bạch biến xa nhau, bên cạnh việc dùng thuốc bôi ngoài da người bệnh còn được chỉ định uống một số loại thuốc điều trị bệnh bạch biến như:

+ Sporal (Itraconazole) viên 100mg, mỗi ngày uống 2 viên liên tiếp trong 7 ngày.

+ Nizoral (Ketoconazol) viên 200mg, mỗi ngày uống 1 viên liên tiếp trong 10 ngày.

Tùy vào độ tuổi, vị trí thương tổn, mức độ bệnh, cũng như thời gian xuất hiện bệnh…v.v mà có các cách chữa bệnh bạch biến khác nhau. Để mang lại hiệu quả chữa trị cao, cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh bạch biến, người bệnh nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám chính xác và điều trị đúng phương pháp.

Lời khuyên cho những người bệnh bạch biến là nên an tâm điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ. Tránh tuyệt đối tự ý mua thuốc về để chữa bệnh tại nhà. Bởi nếu dùng không đúng thuốc có thể khiến bệnh bạch biến tiến triển nặng hơn, ảnh hưởng xấu tới tính thẩm mỹ và kéo dài thời gian điều trị, khiến bệnh không thể chữa khỏi dứt điểm được nữa.

Nguồn: https://phongkhamdongphuong.org/cach-dieu-tri-benh-bach-bien-tan-goc-vinh-vien.html

Bệnh bạch biến ,thuốc chữa bệnh bạch biến, chữa bạch biến ở đâu ,điều trị bệnh bạch biến ,bạch biến có lây không, bệnh bạch biến có di truyền không, các phương pháp điều trị bệnh bạch biến, đông y điều trị bạch biến, tại sao bị mắc bạch biến, cách phòng tránh bệnh bạch biến, bệnh bạch biến có phải ăn kiêng không, dinh dưỡng cho người mắc bệnh bạch biến, cách chữa bệnh bạch biến, thuốc chống lan bạch biến, thuốc chữa bệnh bạch biến tốt nhất, chữa khỏi bệnh bạch biến, ghép da điều trị bệnh bạch biến, chiếu tia Uvb điều trị bệnh bạch biến, khám bệnh bạch biến ở đâu,ghép da điều trị bạch biến, nguyên nhân mắc bệnh bạch biến, cách phòng chống bệnh bạch biến, dấu hiệu bệnh bạch biến, các thể bệnh bạch biến.,chiếu  đèn điều trị bạch biến,ghép tế bào điều trị bạch biến,cấy ghéo tế bào tự thân điều trị bạch biến

Tin Liên Quan