1. Tổng quan
Bệnh bạch biến đặc trưng bởi các dát màu trắng giới hạn rõ, có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Về mặt mô học, các tổn thương da cho thấy giảm hoặc mất các tế bào hắc tố ở lớp thượng bì. Bệnh gồm bạch biến phân đoạn (SV), bạch biến không phân đoạn (NSV) và bạch biến hỗn hợp (MV). Bệnh lành tính, nhưng có thể ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống và tinh thần của bệnh nhân. Tỷ lệ mắc bệnh bạch biến được ước tính là 0,5–1% dân số thế giới. Bệnh bạch biến có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, cả hai giới đều bị ảnh hưởng như nhau.
Vùng da mất sắc tố bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với tia UV làm tăng nguy cơ tổn thương da. Bệnh bạch biến cũng có thể liên quan đến các rối loạn hệ thống hiếm gặp khác, như bệnh Vogt–Koyanagi–Harada, hội chứng Kabuki… Ngoài ra bệnh có liên quan với các bệnh lý tự miễn dịch khác, đặc biệt là bệnh lý rối loạn tuyến giáp tự miễn (Autoimmune thyroid disease – AITD) như viêm tuyến giáp Hashimoto và bệnh Graves (bệnh Basedow).
Bài viết này trình bày ngắn gọn về mối liên quan lâm sàng giữa bệnh bạch biến và bệnh lý rối loạn tuyến giáp tự miễn.
2. Cơ chế bệnh sinh liên quan
Mặc dù một số giả thuyết đã được đưa ra để giải thích căn nguyên bệnh bạch biến, nhưng lý thuyết về stress oxy hóa và tự miễn dịch là giả thuyết được công nhận nhiều nhất.
Ban đầu, sự gia tăng các chất oxy hóa phản ứng (ROS) và mất cân bằng hệ thống oxy hóa – khử do các tác động ngoại sinh và nội sinh gây ra tổn thương các tế bào sắc tố, từ đó kích hoạt đáp ứng miễn dịch trên những cá nhân có cơ địa nhạy cảm, chính phản ứng tự miễn dịch này dẫn đến phá hủy tế bào hắc tố. Tình trạng stress oxy hóa được thể hiện bởi sự tăng nồng độ ROS (chủ yếu là hydro peroxide và peroxinitrite) phát hiện thấy tại vùng da bị tổn thương, và mức độ tăng ROS tương quan với mức độ hoạt động của bệnh.
Bệnh tuyến giáp tự miễn (Autoimmune thyroid disease – AITD) từ lâu được cho rằng có liên quan đến bệnh bạch biến. AITD được đặc trưng bởi các kháng thể trong huyết thanh tăng cao chống lại các kháng nguyên đặc hiệu của tuyến giáp như thyroperoxidase (TPO) và thyroglobulin (Tg). Do đó, sự hiện diện của các kháng thể kháng TPO tăng cao có thể đóng vai trò hữu ích trên lâm sàng ở các đối tượng bình giáp mắc bệnh bạch biến để xác định những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh lý tuyến giáp tự miễn.
3. Sàng lọc bệnh lý tuyến giáp tư miễn ở bệnh nhân bạch biến
Các hướng dẫn về bệnh bạch biến của Hiệp hội Da liễu Anh khuyến cáo nên sàng lọc bệnh lý tuyến giáp ở bệnh nhân bạch biến trưởng thành.
Kháng thể kháng tuyến giáp tăng cao có thể là một công cụ hữu ích để sàng lọc AITD trước khi chẩn đoán lâm sàng vì chúng có thể xuất hiện trước trước khi có chẩn đoán lâm sàng AITD, thời gian này lên đến 7 năm theo một số nghiên cứu.
Xét nghiệm kháng thể kháng Thyroperoxidase (Thyroperoxidase Antibodies – anti-TPO), là một xét nghiệm có độ nhạy cao trong phát hiện AITD và xác định các trường hợp có nguy cơ mắc AITD. Bên cạnh đó, anti-TPO có xu hướng tương quan nhiều hơn với rối loạn chức năng tuyến giáp so với kháng Thyroglobulin (Anti-thyroglobulin antibodies – anti-Tg). Do đó, xét nghiệm anti-TPO thường được lựa chọn thay vì anti-Tg và có thể được khuyến nghị để sàng lọc ở những bệnh nhân bình giáp mắc bệnh bạch biến.
Xét nghiệm kháng thể kháng thụ thể TSH (TSH Receptor Antibody – TRAb) là xét nghiệm có độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán bệnh lý cường giáp tự miễn, có thể chỉ định để chẩn đoán hoặc theo dõi khi khám phát hiện tình trạng cường giáp trên lâm sàng và xét nghiệm.
Tài liệu tham khảo:
1. Ze Ma el al (2023). Predicting the risk of autoimmune thyroid disease in patients with vitiligo: Development and assessment of a new predictive nomogram. Sec. Thyroid Endocrinology. Volume 14 – 2023.
2. D.J. Gawkrodger et al (2008). Guideline for the diagnosis and management of vitiligo.British Journal of Dermatology, pp1051–1076.
3. C. Vrijman el al (2012). The prevalence of thyroid disease in patients with vitiligo: a systematic review. British Association of Dermatologists 2012 167, pp1224–1235.
4. Wei-Ling Chang et al (2023). The Role of Oxidative Stress in Vitiligo: An Update on Its Pathogenesis and Therapeutic Implications. Cells 2023, 12, 936.
5. Enke Baldini et al (2017). Vitiligo and Autoimmune Thyroid Disorders. Front Endocrinol (Lausanne). 8: 290.
Viết bài: ThS.BSNT. Nguyễn Mạnh Tân – Phòng Chỉ đạo tuyến, Nhóm Chuyên đề Bạch biến và bệnh da giảm sắc tố – Bệnh viện Da liễu Trung ương
Đăng bài: phòng Công tác xã hội
Nguồn: https://dalieu.vn/benh-bach-bien-va-benh-ly-tuyen-giap-tu-mien-d3990.html
Bệnh bạch biến ,thuốc chữa bệnh bạch biến, chữa bạch biến ở đâu ,điều trị bệnh bạch biến ,bạch biến có lây không, bệnh bạch biến có di truyền không, các phương pháp điều trị bệnh bạch biến, đông y điều trị bạch biến, tại sao bị mắc bạch biến, cách phòng tránh bệnh bạch biến, bệnh bạch biến có phải ăn kiêng không, dinh dưỡng cho người mắc bệnh bạch biến, cách chữa bệnh bạch biến, thuốc chống lan bạch biến, thuốc chữa bệnh bạch biến tốt nhất, chữa khỏi bệnh bạch biến, ghép da điều trị bệnh bạch biến, chiếu tia Uvb điều trị bệnh bạch biến, khám bệnh bạch biến ở đâu,ghép da điều trị bạch biến, nguyên nhân mắc bệnh bạch biến, cách phòng chống bệnh bạch biến, dấu hiệu bệnh bạch biến, các thể bệnh bạch biến.,chiếu đèn điều trị bạch biến,ghép tế bào điều trị bạch biến,cấy ghéo tế bào tự thân điều trị bạch biến