Những bệnh nhân bạch biến khi bước vào trưởng thành phải đối diện với nhiều vấn đề liên quan đến bạch biến như: bạch biến có ảnh hưởng đến thai kỳ không? Ngược lại, thai kì có làm bạch biến nặng nề hơn không? Những thuốc kháng viêm sử dụng để điều trị bạch biến có còn an toàn cho thai kì? Bạch biến có di truyền cho con không?

Bệnh bạch biến có ảnh hưởng đến thai kỳ không?

Trên thực tế, bạch biến được xem như một bệnh lý tự miễn trong đó sự tổn thương các tế bào sắc tố là nguyên nhân chính dẫn đế hiện tượng mất sắc tố trên da. Bạch biến cũng liên quan đến một loạt các rối loạn miễn dịch khác như bệnh lý tuyến giáp, bệnh Addison, lupus ban đỏ, thiếu máu ác tính, bệnh rụng tóc từng mảng. Bản thân các bệnh lý này có thể là nguyên nhân dẫn đến các biến cố bất lợi trong thai kì như sảy thai, sinh non, … Tuy nhiên, những nghiên cứu lớn về mối liên quan giữa bạch biến và thai kì lại cho thấy bạch biến không phải là một yếu tố nguy cơ bất lợi cho thai kì. Nghiên cứu thực hiện trên 186 222 phụ nữ mang thai với 79 trường hợp bạch biến cho các yếu tố nguy cơ, kết cục thai kì, các tai biến cũng như đặc điểm chuyển dạ đều không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm phụ nữ có bạch biến và nhóm mắc bạch biến. Tuy nhiên, trước khi có những chứng cứ mạnh mẽ hơn về mối liên quan giữa bạch biến và thai kì thì phụ nữ mắc bạch biến nên được đánh giá toàn diện cũng như tầm soát các bệnh lý miễn dịch liên quan trước khi mang thai. Đồng thời, trong suốt thai kì, phụ nữ mắc bạch biến cũng nên được theo dõi cẩn thận bởi các bác sĩ da liễu cũng như các bác sĩ sản phụ khoa.

Thai kỳ có làm bệnh bạch biến nặng hơn?

Bệnh bạch biến có thể khởi phát trong thai kì. Tuy nhiên, ở những phụ nữ đã có sẵn bạch biến từ trước thì việc mang thai rất hiếm khi khiến bạch biến nặng nề hơn. Trên thực tế, quá trình mang thai ở người phụ nữ làm sản sinh ra nội tiết tố kích thích tế bào sắc tố (melanocyte  stimulating hormone – MSH) nên thai kì, ở một khía cạnh ngược lại, còn có thể làm kích thích quá trình tái tạo sắc tố ở những bệnh nhân bạch biến, nhất là những bệnh nhân có type da sẫm màu. Mặc dù với số lượng nghiên cứu còn khá hạn chế, tuy nhiên với những dữ kiện hiện tại, bệnh bạch biến nếu được theo dõi cẩn thận vẫn có thể ổn định trong suốt thai kì.

 

Bệnh bạch biến có di truyền không?

Trước hết, bệnh bạch biến chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, là kết quả của sự tương tác giữa các bất thường về mặt di truyền và tác động từ môi trường sống. Nghiên cứu cho thấy, 23% các cặp song sinh sẽ cùng bị bạch biến, khoảng 18% bệnh nhân bạch biến có người thân trong gia đình mắc bệnh, 6,1% có anh chị em và 7,8% có ba mẹ mắc bạch biến. Nhiều gene được cho là có liên quan đến bệnh bạch biến, tuy nhiên, để bệnh biểu hiện, cần có sự tác động của nhiều yếu tố từ bên ngoài. Vì vậy, ba mẹ bị bệnh bạch biến có di truyền cho con không? câu trả lời là có nhưng tỷ lệ xuất hiện bệnh tương đối thấp, và những mảng trắng trên da chỉ xuất hiện khi những rối loạn về mặt di truyền chịu sự tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài.

Thuốc sử dụng để điều trị bạch biến có được tiếp tục trong thai kỳ?

Thuốc điều trị bạch biến phần lớn là các thuốc kháng viêm có tác dụng điều hòa miễn dịch, phổ biến có thể kể đến là các thuốc ức chế kênh calcineurin, thuốc ức chế JAK kinase… Các loại thuốc này có an toàn hay không khi sử dụng trong quá trình mang thai còn tùy thuộc vào từng loại thuốc, đường dùng cũng như tùy thuộc vào giai đoạn nào của thai kì. Chính vì vậy, bệnh nhân bạch biến dự định có thai hoặc vừa phát hiện mình có thai cần đến khám với các bác sĩ chuyên khoa để có được những lựa chọn phù hợp nhằm đảm bảo sự an toàn trong suốt thai kì.

Bệnh nhân mắc bệnh bạch biến khi có thai cần lưu ý gì?

 

  • – Tầm soát các bệnh lý miễn dịch liên quan đến bạch biến, những bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến thai kì
  • – Bệnh nhân bạch biến được đánh giá đầy đủ trước và theo dõi cẩn thận hoàn toàn có thể có một thai kì an toàn
  • – Bệnh nhân bạch biến đang điều trị cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc khi chuẩn bị có thai
  • – Bạch biến có thể truyền cho con, tuy nhiên tỷ lệ này thấp và để bạch biến biểu hiện ra da cần có sự tác động của nhiều yếu tố từ môi trường

Bên cạnh việc khám thai định kì, những bệnh nhân mắc bệnh bạch biến hãy luôn tự theo dõi và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa da liễu về tình trạng bệnh bạch biến của chính mình.

Nguồn: https://medcare.com.vn/bach-bien-co-anh-huong-den-thai-

Bệnh bạch biến ,thuốc chữa bệnh bạch biến, chữa bạch biến ở đâu ,điều trị bệnh bạch biến ,bạch biến có lây không, bệnh bạch biến có di truyền không, các phương pháp điều trị bệnh bạch biến, đông y điều trị bạch biến, tại sao bị mắc bạch biến, cách phòng tránh bệnh bạch biến, bệnh bạch biến có phải ăn kiêng không, dinh dưỡng cho người mắc bệnh bạch biến, cách chữa bệnh bạch biến, thuốc chống lan bạch biến, thuốc chữa bệnh bạch biến tốt nhất, chữa khỏi bệnh bạch biến, ghép da điều trị bệnh bạch biến, chiếu tia Uvb điều trị bệnh bạch biến, khám bệnh bạch biến ở đâu,ghép da điều trị bạch biến, nguyên nhân mắc bệnh bạch biến, cách phòng chống bệnh bạch biến, dấu hiệu bệnh bạch biến, các thể bệnh bạch biến.,chiếu  đèn điều trị bạch biến,ghép tế bào điều trị bạch biến,cấy ghéo tế bào tự thân điều trị bạch biến

Tin Liên Quan