Bạch biến và lang ben không quá khó để phân biệt nhưng hiện nay vẫn có một số người còn nhầm lẫn hai loại bệnh này. Việc hiểu lầm này dẫn đến tiêu tốn thời gian và công sức điều trị bệnh nhưng mãi không cải thiện triệu chứng. Vậy, phân biệt bạch biến và lang ben như thế nào?
Bạch biến và lang ben có những điểm khác biệt khá rõ rệt và khá thuận lợi cho quá trình phân biệt 2 bệnh này bằng quan sát bên ngoài. Cùng làm rõ những điểm khác nhau giữa hai bệnh bạch biến và lang ben nhé.
Bạch biến và lang ben là gì?
Trước khi phân biệt được hai bệnh bạch biến và lang ben thì chúng ta cần nắm sơ lược khái niệm của cả 2 bệnh:
+ Lang ben: Là một bệnh do nấm men gây ra. Thường xuất hiện tại các vị trí như lưng, ngực, vai, dấu hiệu tại các vùng da bị nhiễm nấm men là mảng da nhạt màu hơn những vùng da lân cận. Những mảng da nhạt màu kéo dài nhiều tuần và vẫn có thể tái phát sau điều trị xong.
+ Bạch biến: Đây là căn bệnh tự miễn của cơ thể, khi sắc tố da mất dần theo thời gian vì các tế bào sản xuất bị phá hủy theo thời gian. Sau một thời gian, sẽ xuất hiện những vùng da trắng bất thường. Những vùng trắng bất thường này có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, thậm chí là những sợi lông mọc trên vùng da đó cũng biến thành màu trắng.
Điểm chung của bạch biến và lang ben
Lang ben và bạch biến dễ nhầm lẫn với nhau bởi vì chúng có những điểm chung như: Sắc tố của da đều đã bị thay đổi và dấu hiệu đều là những vùng da trắng hơn hay sáng màu hơn những vùng da xung quanh. Và có một điều cần lưu ý là cả hai loại bệnh này đều có khả năng truyền nhiễm.
Điểm khác biệt của lang ben và bạch biến
Về nguyên nhân
Như đã đề cập ở phần khái niệm, nguyên nhân của hai loại bệnh này có điều khác nhau, cụ thể là lang ben hình thành do vi nấm M.furfur gặp điều kiện thuận lợi và phát triển quá mức so với bình thường. Điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển là khi thời tiết nóng ấm và cơ thể có tình trạng suy giảm miễn dịch. Đối với bệnh bạch biến thì có khá nhiều nghiên cứu cho rằng đây là một bệnh tự miễn, hệ thống miễn dịch của cơ thể có tình trạng tự miễn làm giảm sản xuất sắc tố da. Nhưng nguyên nhân chính là do các yếu tố môi trường xung quanh đã tương tác với gen của cơ thể.
Dấu hiệu của bệnh
Dưới đây là một số biểu hiện bệnh lang ben:
- – Vùng da bị nhiễm vi nấm có thể trở nên sáng màu hơn hoặc tối màu hơn tùy theo cơ địa của người bệnh.
- – Sự ảnh hưởng của môi trường lên các vùng da khá rõ rệt, có thể sẽ xuất hiện lang ben nâu, đen, trắng trên cùng một người bệnh.
- – Thông thường, lang ben sẽ xuất hiện ở lưng và ngực. Vùng da này thường khô, có vảy và người bệnh có cảm giác ngứa ngáy tại những vùng da bị tổn thương.
- – Vùng da lang ben có thể tự biến mất do môi trường thay đổi và cũng tự động trở lại khi thời tiết trở nên nóng và ẩm.
Biểu hiện của bệnh bạch biến:
- – Vùng da thay đổi màu theo chiều hướng trắng lạ thường.
- – Thường xuất hiện đối xứng trên cơ thể tại các vùng như: Ngón tay, cổ tay, vùng da quanh miệng, nách, háng,… Và lông hay tóc ở vùng da bị bạch biến cũng bị thay đổi màu.
- – Vùng da bạch biến có thể lan rộng theo thời gian.
- – Những vùng da bị bạch biến có thể bị tổn thương do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Điều trị lang ben và bạch biến
Vì nguyên nhân gây bệnh khác nhau nên quá trình điều trị bạch biến cũng sẽ khác với điều trị bệnh lang ben. Hiện nay vẫn chưa có cách điều trị bạch biến dứt điểm hoàn toàn.
Đối với bệnh lang ben:
- – Thường người bệnh sẽ dùng thuốc chống nấm bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
- – Thuốc chống nấm hay thuốc bôi điều trị lang ben diện rộng có những tác dụng phụ nhất định nên cần sử dụng theo lời khuyên của bác sĩ.
- – Đối với lang ben trên da đầu thì có thể sử dụng dầu gội chống nấm, hiệu quả sẽ đến sau 5-7 ngày sử dụng.
- – Người bệnh có thể lựa chọn những bài thuốc Đông y điều trị từ gốc rễ của bệnh lang ben, đồng thời sử dụng các loại thảo dược giúp cơ thể trị bệnh và khỏe mạnh.
Đối với bệnh bạch biến, chưa có phác đồ điều trị bệnh bạch biến cụ thể và chữa trị hoàn toàn. Hiện nay chỉ có một số cách giúp hạn chế sự lan rộng của bệnh như:
- – Dùng steroid tại chỗ, nhưng các loại thuốc này cần dùng theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời cũng có các tác dụng phụ cần phải lưu ý.
- – Dùng các loại thuốc ức chế calcineurin tại chỗ, loại thuốc này an toàn hơn việc sử dụng steroid trong điều trị bệnh bạch biến.
- – Bệnh bạch biến lan rộng trên nhiều vùng da có thể dùng tia cực tím ở một bước sóng nhất định để điều trị. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng phương pháp này.
- – Cần hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời trực tiếp với những vùng da bị tổn thương.
Điều trị bạch biến và lang ben chắc chắn sẽ khác nhau và luôn cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ để có thể điều trị hiệu quả cả hai loại bệnh trên.
Trên đây là một số thông tin và đặc điểm khác nhau giữa bệnh bạch biến và lang ben. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và có thể phân biệt được hai căn bệnh này, từ đó chủ động trong việc phòng ngừa cũng như điều trị.
Nguồn: https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bach-bien-va-lang-ben-khac-nhau-o-diem-nao.html
Bệnh bạch biến ,thuốc chữa bệnh bạch biến, chữa bạch biến ở đâu ,điều trị bệnh bạch biến ,bạch biến có lây không, bệnh bạch biến có di truyền không, các phương pháp điều trị bệnh bạch biến, đông y điều trị bạch biến, tại sao bị mắc bạch biến, cách phòng tránh bệnh bạch biến, bệnh bạch biến có phải ăn kiêng không, dinh dưỡng cho người mắc bệnh bạch biến, cách chữa bệnh bạch biến, thuốc chống lan bạch biến, thuốc chữa bệnh bạch biến tốt nhất, chữa khỏi bệnh bạch biến, ghép da điều trị bệnh bạch biến, chiếu tia Uvb điều trị bệnh bạch biến, khám bệnh bạch biến ở đâu,ghép da điều trị bạch biến, nguyên nhân mắc bệnh bạch biến, cách phòng chống bệnh bạch biến, dấu hiệu bệnh bạch biến, các thể bệnh bạch biến.,chiếu đèn điều trị bạch biến,ghép tế bào điều trị bạch biến,cấy ghéo tế bào tự thân điều trị bạch biến