Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.CK2 Nguyễn Thị Minh Hồng – Bác sĩ Phòng khám Da liễu thẩm mỹ Hồng Hoa – Thái Nguyên

Ths.Bs. Nguyễn Thị Nhật Lệ cho biết: Bệnh bạch biến là một bệnh da liễu thường gặp, bệnh gây nên tình trạng mất màu theo từng mảng ở trên da. Đến bây giờ thì vẫn chưa có những nguyên nhân chắc chắn gây nên bệnh bạch biến. Tuy nhiên bệnh bạch biến có khả năng ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng của người bệnh. Vậy khi mắc bệnh bạch biến, kiêng ăn gì? Các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

 

Theo Ths.Bs Nhật Lệ khi người bệnh có những biểu hiện của bệnh bạch biến thì cần phải áp dụng một chế độ ăn uống phù hợp, điều độ và phải bổ dưỡng. Ngoài ra người bệnh cần phải kiêng một số loại thực phẩm ảnh hưởng gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh bạch biến như sau:

1. Thực phẩm chứa gluten

Khi bị bệnh bạch biến người bệnh nên hạn chế ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều gluten bao gồm: yến mạch, lúa mì, sản phẩm chế biến từ đậu nành, dừa, gelatin… Những loại thực phẩm này sẽ khiến cho các mảng bạch biến lan rộng ra khắp cơ thể nhanh chóng. Tốt nhất theo tư vấn của bác sĩ, thì người bệnh bạch biến nên hạn chế ăn nhiều thực phẩm này.

2. Các loại trái cây có chứa phenol hoặc phenolic,chất tannin

Theo bác sĩ thì người bệnh bạch biến nên kiêng ăn các loại trái cây như xòai, hạt điều, sắn, ớt đỏ, anh đào, mâm xôi, nam việt quất, dâu đen và trà…. Trong các loại hoa quả này có chứa hàm lượng cao phenol hoặc polyphenolic đóng vai trò trong cơ chế sinh học của bạch biến.

3. Kiêng chất béo, chứa nhiều dầu mỡ

Những thực phẩm chứa nhiều chất béo sẽ làm tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn. Và đồng thời sẽ khiến các tổn thương do bệnh bạch biến gây ra cho da lâu lành hơn. Vì vậy người bệnh nên kiêng những món như đồ ăn chiên, đồ xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn…

Bệnh bạch biến nên kiêng ăn gì? (ảnh: nguồn internet)

4.Các chất kích thích

Mặc dù không phải là thực phẩm, nhưng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,.. sẽ làm hệ miễn dịch kém đi, vì vậy người bệnh bạch biến nên kiêng để tránh bệnh không chuyển biến xấu hơn.

Ngoài việc kiêng ăn những thực phẩm trên, bạn có thể ăn những thực phẩm giàu vitamin b12, axit folic, vitamin e, những thực phẩm giàu vitamin c như (cam, bưởi, chanh, dâu tây, dưa đỏ, cà chua) và thực phẩm giàu kẽm (hàu, thịt bò, cua, tôm hùm, thịt lợn, thịt gà, các loại đậu, hạt, thực phẩm từ sữa). Áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ góp phần cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh bạch biến.

Hi vọng qua bài viết này của Ths.Bs Nhật Lệ chia sẻ, có thể giúp bạn biết về bệnh bạch biến kiêng ăn những thực phẩm nào. Để bạn có thể ngăn chặn căn bệnh này lây lan trên toàn cơ thể bạn. Nếu khi thấy triệu chứng bất thường, bạn hãy tới gặp ngay bác sĩ để được tư vấn hiệu quả nhất về căn bệnh của mình.

Theo Ths.Bs. Nguyễn Thị Nhật Lệ (bác sĩ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Hà Nội)

Nguồn: https://www.vietskin.vn/benh-bach-bien-kieng-an-gi/

Bệnh bạch biến ,thuốc chữa bệnh bạch biến, chữa bạch biến ở đâu ,điều trị bệnh bạch biến ,bạch biến có lây không, bệnh bạch biến có di truyền không, các phương pháp điều trị bệnh bạch biến, đông y điều trị bạch biến, tại sao bị mắc bạch biến, cách phòng tránh bệnh bạch biến, bệnh bạch biến có phải ăn kiêng không, dinh dưỡng cho người mắc bệnh bạch biến, cách chữa bệnh bạch biến, thuốc chống lan bạch biến, thuốc chữa bệnh bạch biến tốt nhất, chữa khỏi bệnh bạch biến, ghép da điều trị bệnh bạch biến, chiếu tia Uvb điều trị bệnh bạch biến, khám bệnh bạch biến ở đâu,ghép da điều trị bạch biến, nguyên nhân mắc bệnh bạch biến, cách phòng chống bệnh bạch biến, dấu hiệu bệnh bạch biến, các thể bệnh bạch biến.,chiếu  đèn điều trị bạch biến,ghép tế bào điều trị bạch biến,cấy ghéo tế bào tự thân điều trị bạch biến

Tin Liên Quan